Ngành Thẩm mỹ không chỉ là một ngành HOT hiện nay, mà trong thời gian tới ngành này sẽ còn tiếp tục vượt ngoài tầm kiểm soát của các nhà đầu tư. Vậy, chúng là ngành có tính cạnh cao hay không? Hay ngành này chỉ HOT vài năm rồi lại mất hút? Đừng lo ngại, cùng P2H Academy phân tích một chút thị trường nhé!
Khởi điểm của ngành Thẩm mỹ
Tính cạnh tranh của ngành Thẩm mỹ
Theo một khảo sát của Hiệp hội Bác sĩ Thẩm mỹ Quốc tế, có hơn 30 triệu ca chỉnh hình thẩm mỹ được thực hiện trong năm 2016, đa phần là các phương pháp thẩm mỹ không xâm lấn. Tại Việt Nam, nghiên cứu cho thấy 64,1% người được hỏi cảm thấy không hài lòng với các đặc điểm trên khuôn mặt, 15,8% có vấn đề với ngực và 7,5% muốn thay đổi làn da của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện là thành phố lớn nhất về phẫu thuật thẩm mỹ tại Việt Nam. Trung bình, mỗi năm có khoảng 100.000 trường hợp thực hiện phẫu thuật, tại 53 phòng khám được cấp phép (45 bệnh viện chuyên khoa và 8 bệnh viện đa khoa), theo thông tin của Hiệp hội Thẩm mỹ và Thẩm mỹ học TP.HCM cuối năm 2016. Trong đó, có khoảng 6.500 phụ nữ đặt túi nâng ngực, đa số khách hàng là phụ nữ ở độ tuổi 20-35, kế đến là nhóm phụ nữ 35-50 tuổi, cá biệt có phụ nữ trên 60 tuổi. Tỉ lệ khách hàng là người Việt Nam chiếm 75-80%. Khách hàng là công nhân, viên chức chiếm tỉ lệ 20%, thương gia chiếm 20%, người ngoại tỉnh (nhiều người là nông dân) khoảng 30% (đối tượng này thường đi phẫu thuật sửa mắt, mũi); 30% khách hàng còn lại chủ yếu là các bà nội trợ ở độ tuổi 40-50.
Với những con số ấn tượng trên, ngành công nghiệp chăm sóc sắc đẹp thực sự trở thành “miếng bánh béo bở” khi nhu cầu thẩm mỹ đang ngày càng tăng cao của người Việt.
Kết luận
Với nhu cầu cao hiện nay, việc mở rộng và đầu tư vào ngành làm đẹp là một bước đi khôn ngoan. Muốn có riêng cho mình cơ đồ rộng mở, đừng bỏ qua “miếng bánh” ai cũng muốn có này nhé!